Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

phim ve chu son

tieu su chu tich ho chi minh



Cuoc doi cua Chu tich Ho Chi Minh la mot cuoc doi trong sang cao dep cua mot nguoi cong san vi dai, mot anh hung dan toc kiet xuat, mot chien si quoc te loi lac, da dau tranh khong met moi va hien dang ca doi minh vi To quoc, vi nhan dan, vi ly tuong cong san chu nghia, vi doc lap, tu do cua cac dan toc, vi hoa binh va cong ly tren the gioi.
Chu tich Ho Chi Minh (luc nho ten la Nguyen Sinh Cung khi di hoc la Nguyen Tat Thanh, trong nhieu nam hoat dong cach mang lay ten la Nguyen Ai Quoc va nhieu bi danh, but danh khac) sinh ngay 19 thang 5 nam 1890 o Kim Liem huyen Nam Dan, tinh Nghe An, mat ngay 2 thang 9 nam 1969 tai Ha Noi.
Nguoi sinh ra trong mot gia dinh nha nho yeu nuoc lon len o mot dia phuong co truyen thong yeu nuoc anh dung chong giac ngoai xam. Song trong hoan canh dat nuoc chim duoi ach do ho cua thuc dan Phap, thoi nien thieu va thanh nien cua Nguoi da chung kien noi kho cuc cua dong bao va nhung phong trao dau tranh chong thuc dan. Nguoi som co chi duoi thuc dan, gianh doc lap cho dat nuoc dem lai tu do, hanh phuc cho dong bao
Voi tinh cam yeu nuoc thuong dan vo han, nam 1911 Nguoi da roi To quoc di sang phuong Tay de tim con duong giai phong dan toc.
Tu nam 1912 den nam l917, Nguyen Tat Thanh den nhieu nuoc o Chau A, Chau Au, Chau My, chau Phi, song hoa minh voi nhan dan lao dong, Nguoi thong cam sau sac cuoc song kho cuc cua nhan dan lao dong va cac dan toc thuoc dia cung nhu nguyen vong thieng lieng cua ho. Nguoi som nhan thuc duoc cuoc dau tranh giai phong dan toc cua nhan dan Viet Nam la mot bo phan trong cuoc dau tranh chung cua nhan dan the gioi. Nguoi da hoat dong tich cuc nham doan ket nhan dan cac dan toc gianh tu do, doc lap.
Cuoi nam 1917, Nguoi tu Anh tro lai Phap tiep tuc hoat dong trong phong trao Viet kieu va phong trao cong nhan Phap. Nam 1919, lay ten la Nguyen Ai Quoc, Nguoi thay mat nhung nguoi Viet Nam yeu nuoc tai Phap gui toi Hoi nghi Vesailles ban yeu sach doi quyen tu do cho nhan dan Viet Nam va cung la quyen tu do cho nhan dan cac nuoc thuoc dia.
Duoi anh huong cua Cach mang Thang Muoi Nga nam 1917 va Luan cuong cua Lenin ve van de dan toc va thuoc dia, thang 12 nam 1920, Nguyen Ai Quoc tham du dai hoi lan thu XVIII Dang Xa hoi Phap va Nguoi bo phieu tan thanh Dang gia nhap Quoc te III, Quoc te Cong san va tro thanh mot trong nhung nguoi sang lap Dang Cong san Phap. Tu mot nguoi yeu nuoc tro thanh nguoi cong san, Nguoi khang dinh con duong cach mang giai phong dan toc trong thoi dai moi la con duong cua chu nghia Mac-Lenin va Cach mang Thang Muoi Nga vi dai.
Nang 1921, cung voi mot so nguoi yeu nuoc cua cac thuoc dia Phap, Nguyen Ai Quoc sang lap Hoi Lien hiep thuoc dia. Thang 4 nam 1922, Hoi ra bao “Nguoi cung kho “ (Le Paria) nham doan ket, to chuc va huong dan phong trao dau tranh giai phong dan toc o cac thuoc dia. Nhieu bai bao cua Nguoi da duoc dua vao tac pham Ban an che do thuc dan Phap, xuat ban nam l925.
Day la mot cong trinh nghien cuu ve ban chat cua chu nghia thuc dan, thuc tinh va co vu nhan dan cac nuoc thuoc dia dung len tu giai phong. Thang 6 nam 1923, Nguyen Ai Quoc tu Phap sang Lien Xo, Nguoi lam viec trong Quoc te Cong san. Thang 10 nam l923, tai Hoi nghi Quoc te nong dan lan thu nhat Nguyen Ai Quoc duoc bau vao Hoi dong Quoc te Nong dan. Nguoi la dai bieu duy nhat cua nong dan thuoc dia duoc cu vao Doan Chu tich cua Hoi dong. Nguoi tham du Dai hoi Quoc te Cong san lan thu V, Dai hoi Quoc te Cong san Thanh nien lan thu IV, Dai hoi Quoc te Cong hoi do. Nguoil kien tri bao ve va phat trien sang tao tu tuong cua V.I.Lenin ve van de dan toc va thuoc dia, huong su quan tam cua Quoc te Cong san toi phong trao giai phong dan toc .Nguyen Ai Quoc la Uy vien thuong truc Bo phuong Dong, truc tiep phu trach Cuc phuong Nam cua Quoc te Cong san
Thang 11 nam 1924, Nguyen Ai Quoc ve Quang Chau (Trung Quoc) chon mot so thanh nien Viet Nam yeu nuoc dang song o Quang Chau, truc tiep mo lop huan luyen dao tao can bo Viet Nam Cac bai giang cua Nguoi duoc tap hop in thanh cuon sach “Duog Kach menh" - mot van kien ly luan quan trong dat co so tu tuong cho duong loi cach mang Viet Nam. Nam 1925, Nguoi thanh lap Hoi Viet Nam Cach mang Thanh nien ra bao “Thanh nien”, to bao cach mang dau tien cua Viet Nam nham truyen ba chu nghia Mac-Lenin ve Viet Nam, chuan bi thanh lap Dang Cong san Viet Nam.
Thang 5 nam 1927, Nguyen Ai Quoc roi Quang Chau di Matxcova (Lien Xo) ,sau do di Berlin (Duc), di Bruxell (Bi) tham du phien hop mo rong cua Dai hoi dong Lien doan chong chien tranh de quoc, sau do di Y va tu day ve Chau A.
Tu thang 7 nam 1928 den thang 11 nam 1929, Nguoi hoat dong trong phong trao van Dang Viet kieu yeu nuoc o Thai Lan, tiep tuc chuan bi cho su ra doi cua Dang Cong san Viet Nam.
Mua xuan nam 1930, Nguoi chu tri Hoi nghi thanh lap Dang hop tai Cuu Long gan Huong Cang, thong qua Chinh cuong van tat, Sach luoc van tat, Dieu le van tat cua Dang Cong san Viet Nam (Hoi nghi cua Dang thang 10 nam 1930 doi ten thanh Dang Cong san Dong Duong), doi tien phong cua giai cap cong nhan va toan the dan toc Viet Nam lanh dao nhan dan Viet Nam tien hanh cach mang giai phong dan toc. Ngay sau khi ra doi, Dang Cong san Viet Nam da lanh dao cao trao cach mang 1930-1931, dinh cao la Xo Viet Nghe Tinh, cuoc tong dien tap dau tien cua Cach mang Thang Tam nam 1945.
Thang 6 nam 1931, Nguyen Ai Quoc bi chinh quyen Anh bat giam tai Hong Kong. Day la mot thoi ky song gio trong cuoc doi hoat Dang cach mang cua Nguyen Ai Quoc. Mua xuan nam 1933, Nguoi duoc tra tu do.
Tu nam 1934 den 1938, Nguoi nghien cuu tai Vien Nghien cuu cac van de dan toc thuoc dia tai Matxcova. Kien tri con duong da xac dinh cho cach mang Viet Nam, Nguoi tiep tuc theo doi chi dao phong trao cach mang trong nuoc.
Thang 10 nam 1938, Nguoi roi Lien Xo ve Trung Quoc bat lien lac voi to chuc Dang chuan bi ve nuoc.
Ngay 28 thang 1 nam 1941, Nguoi ve nuoc sau hon 30 nam xa To quoc. Bao nhieu nam thuong nho doi cho khi qua bien gioi, Nguoi vo cung xuc dong.
Thang 5 nam 1941, Nguoi trieu tap Hoi nghi lan thu Tam Ban chap hanh Trung uong Dang. quyet dinh duong loi cuu nuoc trong thoi ky moi, thanh lap Viet Nam doc lap dong minh (Viet Minh). To chuc luc luong vu trang giai phong, xay dung can cu dia cach mang.
Thang 8 nam 1942, lay ten la Ho Chi Minh, Nguoi dai dien cho Mat tran Viet Minh va Phan hoi Viet Nam, thuoc Hiep hoi quoc te chong xam luoc sang Trung Quoc tim su lien minh quoc te, cung phoi hop hanh dong chong phat xit tren chien truong Thai Binh Duong. Nguoi bi chinh quyen dia phuong cua Tuong Gioi Thach bat giam trong cac nha lao cua tinh Quang Tay. Trong thoi gian 13 thang bi tu, Nguoi da viet tap tho “Nguc trung nhat ky" (Nhat ky trong tu) voi 133 bai tho chu Han. Thang 9 nam 1943, Nguoi duoc tra tu do.
Thang 9 nam 1944. Nguoi tro ve can cu Cao Bang. Thang 12 nam 1944, Nguoi chi thi thanh lap doi Viet Nam tuyen truyen giai phong quan tien than cua Quan doi nhan dan Viet Nam.
Cuoc chien tranh the gioi thu II buoc vao giai doan cuoi voi nhung thang loi cua Lien Xo va cac nuoc dong minh. Thang 5 nam 1945, Ho Chi Minh roi Cao Bang ve Tan Trao (Tuyen Quang). Tai day theo de nghi cua Nguoi, Hoi Nghi toan quoc cua Dang va Dai hoi Quoc dan Da hop quyetdinh tongkhoi nghia. Dai hoi Quoc dan da bau ra Uy ban giai phong dan toc Viet Nam (tuc Chinh phu lam thoi) do Ho Chi Minh lam Chu tich.
Thang 8 nam 1945, Nguoi lanh dao nhan dan khoi nghia gianh chinh quyen trong ca nuoc Ngay 2 thang 9 nam J 945, tai Quang truong Ba Dinh lich su, Nguoi doc “Tuyen ngon doc lap”, tuyen bo thanh lap nuoc Viet Nam Dan chu Cong hoa. Nguoi tro thanh vi Chu tich dau tien cua nuoc Viet Nam doc lap.
Ngay sau do, thuc dan Phap gay chien tranh, am muu xam chiem Viet Nam mot lan nua. Truoc nan ngoai xam Chu tich Ho Chi Minh keu goi ca nuoc dung len bao ve doc lap tu do cua To quoc voi tinh than: “Chung ta tha hy sinh tat ca, chu nhat dinh khong chiu mat nuoc, nhat dinh khong chiu lam no le”. Nguoi da khoi xuong phong trao thi dua yeu nuoc cung Trung uong Dang lanh dao nhan dan Viet Nam tien hanh cuoc khang chien toan dan, toan dien, truong ky, dua vao suc minh la chinh, tung buoc gianh thang loi.
Dai hoi lan thu II cua Dang (1951), Nguoi duoc bau lam Chu tich Dang Lao dong Viet Nam. Duoi su lanh dao cua Trung uong Dang va Chu tich Ho Chi Minh, cuoc khang chien than thanh cua nhan dan Viet Nam chong thuc dan Phap xam luoc da gianh thang loi to lon, ket huc ve vang bang chien thang lich su Dien Bien Phu (1954), giai phong hoan toan mien Bac.
Tu nam 1954, Nguoi cung Trung uong Dang Lao dong Viet Nam lanh dao nhan dan xay dung chu nghia xa hoi o Mien Bac va dau tranh giai phong mien Nam, thong nhat To quoc.
Dai hoi Dang Lao dong Viet Nam lan thu III, hop vao thang 9 nam 1960, Nguoi khang dinh: “Dai hoi lan nay la Dai hoi xay dung chu nghia xa hoi o mien Bac va dau tranh hoa binh, thong nhat nuoc nha”. Tai Dai hoi, Nguoi duoc bau lai lam Chu tich Ban chap hanh Trung uong Dang.
Nam 1964, de quoc My mo cuoc chien tranh pha hoai bang khong quan danh pha mien Bac Viet Nam. Nguoi dong vien toan the nhan dan Viet Nam vuot qua kho khan gian kho, quyet tam danh thang giac My xam luoc. Nguoi noi: “Chien tranh co the keo dai 5 nam, 10 nam, 20 nam hoac lau hon nua. Ha Noi, Hai Phong va mot so thanh pho, xi nghiep co the bi tan pha. Song nhan dan Viet Nam quyet khong so! Khong co gi quy hon doc lap tu do! Den ngay thang loi nhan dan ta se xay dung lai dat nuoc ta dang hoang hon, to dep hon”.
Tu nam 1965 den nam 1969, cung voi Trung uong Dang, Nguoi tiep tuc lanh dao nhan dan Viet Nam thuc hien su nghiep cach mang trong dieu kien ca nuoc co chien tranh, xay dung va bao ve mien Bac, dau tranh giai phong mien Nam, thuc hien thong nhat dat nuoc.
Ngay 2/9/1969, Nguoi tu tran, huong tho 79 tuoi.
Truoc khi qua doi, Chu tich Ho Chi Minh de lai cho nhan dan Viet Nam ban Di chuc lich su. Nguoi viet: “Dieu mong muon cuoi cung cua toi la: Toan Dang, toan dan ta doan ket phan dau, xay dung mot nuoc Viet Nam hoa binh, thong nhat, doc lap, dan chu va giau manh, va gop phan xung dang vao su nghiep cach mang the gioi”.
Thuc hien Di chuc cua Nguoi, toan dan Viet Nam da doan ket mot long danh thang cuoc chien tranh pha hoai bang may bay B52 cua de quoc My, buoc Chinh phu My phai ky Hiep dinh Pari ngay 27 thang 1 nam 1973, cham dut chien tranh xam luoc, rut het quan doi My va chu hau ra khoi mien Nam Viet Nam.
Mua xuan nam 1975, voi chien dich Ho Chi Minh lich su, nhan dan Viet Nam da hoan thanh su nghiep giai phong mien Nam, thong nhat To quoc, thuc hien duoc mong uoc thieng lieng cua Chu tich Ho Chi Minh.
Chu tich Ho Chi Minh la lanh tu vi dai cua dan toc Viet Nam. Nguoi da van dung va phat trien sang tao chu nghia Mac-Lenin vao dieu kien cu the cua nuoc ta, sang lap Dang Mac- Lenin o Viet Nam, sang lap Mat tran dan toc thong nhat Viet Nam, sang lap Luc luong vu trang nhan dan Viet Nam va sang lap nuoc Viet Nam Dan chu Cong hoa (nay la Cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam). Nguoi luon luon ket hop chat che cach mang Viet Nam voi cuoc dau tranh chung cua nhan dan the gioi vi hoa binh, doc lap dan toc, dan chu va tien bo xa hoi. Nguoi la tam guong dao duc cao ca, can, kiem,liem, chinh, chi cong. vo tu, vo cung khiem ton, gian di
Nam 1987, To chuc Giao duc, Khoa hoc va Van hoa Lien hop quoc (UNESCO) da cong nhan Ho Chi Minh la anh hung giai phong dan toc, nha van hoa kiet xuat
Ngay nay, trong su nghiep doi moi cua dat nuoc, hoi nhap voi the gloi, tu tuong Ho Chi Minh la tai san tinh than to lon cua Dang va dan toc ta, mai mai soi duong cho cuoc dau tranh cua nhan dan Viet Nam vi muc tieu dan giau, nuoc manh, xa hoi cong bang, dan chu, van minh.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

ngoai cam la gi?



Những năm gần đây khoa học công nghệ đang có những bước tiến như vũ bão. Ở Việt Nam ta cũng đã xuất hiện một số nhà ngoại cảm với khả năng đặc biệt của mình họ đã trở thành cầu nối của chúng ta với thế giới tâm linh, giao tiếp giữa chúng ta với người lính các anh hùng liệt sĩ và những người qua đời nhưng chưa rõ phần mộ.
Các nhà ngoại cảm cũng đã cung cấp ngày càng nhiều các thông tin như: trực tiếp xác minh cung cấp thông tin, tìm kiếm nhiều nghìn hài cốt liệt sĩ, đem lại nhiều hạnh phúc cho nhiều hộ gia đình. Đó là những việc làm thiết thực góp phần đền ơn đáp nghĩa biết bao anh hùng liệt sĩ đã hiến dâng xương máu, tuổi xuân của mình cho tổ quốc, cho nhân dân. Không chỉ dừng ở khảo nghiệm nhà nước ta đã cho phép tìm kiếm thông tin tất cả các bộ hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm kết hợp với các phương pháp khoa học dưới sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên hiện nay xuất hiện một số người tự ngộ nhận mình có khả năng ngoại cảm và tiến hành các hoạt động tìm kiếm mộ liệt sĩ trái phép gây nên những nhầm lẫn tai hại, hao tiền tốn của, khoét sâu hơn nữa vào nỗi đau mất mát của các gia đình liệt sĩ. Những việc làm đó đã trực tiếp làm tổn hại uy tín, thanh danh của những nhà ngoại cảm thật sự có tâm huyết, không mưu cầu lợi ích cá nhân trong quá trình tìm kiếm thông tin hài cốt các anh hùng, liệt sĩ còn nằm rải rác trên các mặt trận các chiến trường của các cuộc kháng chiến cứu nước.
Vì lẽ đó website Ngoại cảm Việt Nam ra đời vì những mục đích sau đây:
  1. Tạo nên diễn đàn rộng rãi để bạn đọc, nhất là những nhà ngoại cảm, những nhà khoa học, thông qua các bài viết của chúng tôi làm cho dư luận xa hội nhận thức đúng đắn về ngoại cảm và hoạt động ngoại cảm. Cập nhập thông tin mới nhất ở trong nước và thế giới về khả năng kỳ diệu của con người.
  2. Giới thiệu, lý giải cụ thể, minh bạch năng lực đặc biệt của những nhà ngoại cảm thông qua việc mô tả các cuộc tìm kiếm cất bốc mộ liệt sĩ.
  3. Ngoại cảm Việt Nam mang lại hi vong là cầu nối giữa các nhà ngoại cảm với các tầng lớp nhân dân có nhu cầu tìm kiếm, thông tin về phần mộ liệt sĩ và các nhu cầu tâm linh khác.
  4. Đánh giá đúng, biểu dương, ghi nhận hiệu quả của những nhà ngoại cảm thông qua các việc làm đầy tình nghĩa thiêng liêng đối với các anh hùng liệt sĩ. Đồng thời phê phán mạnh mẽ, kịp thời những ai lợi dụng ngoại cảm tiến hành những việc làm nhằm thu lợi bất chính.
  5. Ngoài ra, Ngoại cảm Việt Nam còn có tham vọng trở thành diễn đàn tin cậy, góp phần bảo vệ sự trong sáng của văn hóa tâm linh và từng bước ngăn chặn, đẩy lùi sự mê tín dị đoan đang phát triển trong xã hội hiện đại ngày nay.

ten nguoi va cach thuc tao ra so phan



Khoa học về họ tên được truyền bá đầu tiên ở Nhật Bản. Song, nguyên lý chung của nó vẫn nằm trong quan niệm âm dương ngũ hành và Lạc Hà lý số của người Trung Quốc.
Theo đó, họ tên giống như những lý luận vận mệnh khác, đều dùng để suy đoán vận thế của con người. Song, mỗi phép xem lại có phạm vi ứng dụng riêng của nó, tuyệt đối không phải là vạn năng và bao hàm tất cả. Trong khi, họ tên có bao hàm chức năng, đó chính là cách thức tạo ra số phận.
Sự tốt xấu của tên thường ảnh hưởng đến số phận bởi mệnh cách của con người có phần cao thấp. Đối với những người có mệnh cách mạnh, sự ảnh hưởng hoặc bổ trợ của họ tên có thể không thể hiện rõ. Đối với những người có mệnh cách yếu, sự ảnh hưởng và bổ trợ của họ tên lại thể hiện rất rõ.
Đến nay, có nhiều học giả nghiên cứu và chứng minh những sự khác biệt về họ tên, song, nguyên tắc ngũ cách, âm vận, từ ngữ, ngũ hành vẫn là nhân tố chủ chốt.
Theo nhà nghiên cứu Đồng Thị Bích Hường, Phó chủ nhiệm Bộ môn dự báo trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, thì "Tên chính là người". Tên phải được đặt theo âm dương ngũ hành.
Để có một cái tên hoàn chỉnh, tránh được hạn hay những biến cố lớn xảy ra trong đời thì phải dựa vào nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ trong đó có ngũ hành và ngày tháng năm sinh. Người ta căn cứ vào đây, tìm mệnh… để đặt tên. Chẳng hạn, nếu mệnh nhiều hoả thì chọn tên mang tính mộc (thêm mộc) hoặc tìm những cái khắc chế nó đi để cho người con người cân bằng, bớt đi những vận hạn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải lại cho rằng có hai vấn đề ảnh hưởng đến con người là tâm lý và tâm linh. Về tâm lý, một đứa trẻ có tên đẹp sẽ sung sướng, phấn khởi, tự tin, dễ thành đạt. Ngược lại đứa trẻ có tên xấu thường ngại ngùng, ít giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý và mối quan hệ giao tiếp của trẻ. Về tâm linh, dường như số mệnh của con người đã quyết định cái tên như vậy. Theo ông, điều này cũng đã được Lê Quý Đôn khẳng định trong "Vân đoài loại ngữ": có một mối quan hệ giữa tên và tính cách của đứa trẻ.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ, trong cuộc trò chuyện với PV báo Người đưa tin, cho hay, bản thân ông cũng đã phải cẩn thận tìm tên cho con theo phương pháp lý số. Ông lý giải cách đặt tên cô con gái Kha Du hơn 7 tháng tuổi như sau: "Tôi tính theo họ Đặng thì có bao nhiêu cách đặt tên là tốt nhất, theo âm dương ngũ hành, các chữ đó phải là kim, mộc, thủy hỏa, thổ. Và tôi kết hợp với quy luật tính về số học nữa. Chữ Đặng có 15 nét thì chữ sau phải có bao nhiêu nét mới đạt theo quy luật. Và như thế, chữ thứ hai phải bao nhiêu nét, và có bao nhiêu phương án được coi là tốt nhất. Cứ như vậy, chữ thứ ba (tên thật) thì sẽ phải bao nhiêu nét và tìm các phương án. Từ đó, tôi lập một bảng khoảng vài chục tên sau đó ghép lại, tìm cái tên nào "đọc nên không chướng" mà lại …không đụng hàng".
Ông Võ cho rằng: "Bậc làm cha mẹ, nghiên cứ để đặt tên tốt nhất cho con thể hiện trách nhiệm và tình thương. Cái tên của con đã tốt rồi, sau này con thành công hay không đó là nỗ lực của con cái".

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013






Theo quan niệm của đạo Phật. Bát chính đạo bao gồm tám nhánh, đó là Chính Kiến, Chính Ngữ, Chính Định...Nhưng Bát chính đạo thật nằm trong chúng ta, đó là hai mắt, hai tai, hai mũi, một lưỡi, và một thân. Tám cửa này là toàn bộ Con Đường của chúng ta và tâm chúng ta bước đi trên đó. Nhận biết những cửa ngõ này, và quan sát chúng, rồi tất cả mọi vật sẽ đều hiển lộ.

Cốt tuỷ của Đạo rất đơn giản. Khỏi cần phải giải thích dài dòng. Đừng dính mắc vào sự yêu ghét, thản nhiên trước mọi việc.
Đừng có trở thành một thứ gì. Đừng cố biến mình thành một người nào. Đừng muốn làm một thiền giả. Đừng muốn trở nên khai ngộ. Khi bạn đi bộ, chỉ việc đi. Không nắm giữ một thứ gì cả. Không kháng cự một điều gì cả.
,
hãy để cho mọi việc vận hành tự nhiên. Hãy bước qua đây - chốn an lành , dịu mát và vĩnh viễn ra khỏi trận chiến đảo điên.

Tại sao không ? thử xem ! Bạn có dám không ?

Bạn đừng đi theo con đường đôi - một bên là tham ái, buông lung và bên kia là sợ hãi, ghen ghét. Hãy tỉnh thức trước mọi lạc thú. Sự tức giận, sợ hãi, bất mãn không phải là hiểu biết, mà là lối sống của thế nhân.

Nếu bạn đi theo những thái cực này , thì như thường lệ, bạn sẽ đả kích kịch liệt khi bạn tức giận, và tìm cách chiếm đoạt những gì bạn ưa thích, không một chút kiên nhẫn và chịu đựng. Bạn có thể sống kiểu này được bao lâu ? Thử nghĩ xem : nếu bạn thích một thứ gì đó, bạn theo đuổi nó, nhưng nó chỉ lôi kéo bạn tiếp tục đi tìm phiền não. Tâm tham ái này thật là khôn ngoan. Nó còn lôi kéo bạn đi đến đâu nữa đây ?

Bạn sẽ thấy rằng tâm không luyến ái là tâm trong trạng thái bình thường. Khi nó bị khuấy động vì những ý niệm và cảm xúc, và những ảo tưởng cũng ảo tưởng cũng hình thành từ đó. Hãy tập quán sát tiến trình này. Khi tâm động niệm, sẽ dẫn tói một trong hai thái cực của sự buông lung hay ghen ghét, và từ đó tạo ra nhiều ảo tưởng hơn, nhiều ý niệm hơn. Xấu hay tốt cũng chỉ từ tâm mà ra. Nếu bạn tiếp tục quan sát tâm của mình, và chỉ làm vậy thôi suốt đời, tôi cũng có thể bảo đảm rằng bạn sẽ chẳng bao giờ buồn chán.

Nhiều người có trình độ đại học, với bằng cấp tiến sĩ và thành công trên đường đời, nhưng vẫn thấy đời sống của họ vẫn thiếu thốn. Mặc dù họ thông thái, lỗi lạc, tâm của họ vẫn đầy rẫy những hoài nghi và lo toan thường tình. Chim kền kền bay cao đấy, nhưng thử hỏi chúng ăn những gì ?

Pháp là kiến thức vượt ra ngoài sự hiểu biết giới hạn, tổng hợp, có tính cách điều kiện của thế gian. Dĩ nhiên, tri thức thế tục có thể được dùng vào những mục đích tốt đẹp, nhưng tri thức của thế giới cũng có thể làm cho tôn giáo và đạo đức suy đồi. Điều quan trọng là phát triển trí huệ siêu thế gian để có thể sử dụng những kỹ năng của thế gian mà vẫn không dính mắc vào đó.

Trước hết, phải học hỏi những điều căn bản. Đó là căn bản đạo đức, thấy được bản chất giả tạm của cuộc sống, và nhìn nhận đúng đắn sự già nua và chết chóc. Chúng ta phải bắt đầu từ đó. Bạn phải tập đi trước, rồi mới có thể học lái xe, dù là xe hơi hay xe đạp. Sau này bạn có thể lái máy bay hay đi khắp thế giới trong một chớp mắt.

Nghiên cứu kinh điển và kiến thức hàn lâm về Đạo Phật không quan trọng lắm. Hiển nhiên, kinh điển là đúng, nhưng nó không thể cho bạn sự hiểu biết thật. Nhìn thấy chữ "tức giận" trên giấy thôi thì không đủ hiểu được cảm giác giận dữ thật sự là như thế nào. Cũng vậy, nghe tên một người và thật sự gặp mặt người đó là hai việc không giống nhau. Chỉ có kinh nghiệm của chính bản thân mói có thể đem lại đức tin thực sự.

Có hai loại đức tin:
-Loại thứ nhất là lòng tin mù quáng vào Đức Phật, kinh điển, hay một vị thầy, khiến chúng ta muốn tu hành hay xuất gia.
-Loại thú hai là chính tín – tức là niềm tin vững chắc không lay chuyển - phát sinh từ sự hiểu biết của chính mình (gọi là tự giác ngộ). Tuy rằng vẫn còn phải khắc phục nhiều chướng ngại khác, nhưng khi một người nhận thức rõ sự diễn tiến của tâm, người đó có thể dứt bỏ nghi hoặc, đạt được đức tin trong sự tu hành.


Nếu bạn không quay vào trong, bạn sẽ không bao giờ biết sự thật. Tôi bỏ ra vài năm đầu trong quá trình tu học của mình để nghiện cứu kinh điển và đi nghe các vị thầy và học giả thuyết giảng, cho đến khi những kiến thức này gây trở ngại nhiều hơn là hỗ trợ cho tôi. Thật ra, tôi đã không biết cách nghe pháp, bởi vì tôi chưa biết nhìn vào bên trong.

Nếu bạn thích học hỏi giáo pháp, hãy bỏ xuống. Chỉ nghiên cứu lý thuyết không thôi thì chẳng khác nào "bỏ hình bắt bóng" . Bạn không cần tìm hiểu nhiều. Nếu bạn tu hành dựa theo những điều căn bản, bạn tự nhiên sẽ nhận biết giáo pháp.

Chỉ nghe pháp không thôi không đủ. Hãy chỉ nói với chính mình. Hãy quan sát chính tâm mình. Nếu bạn dứt bỏ được đầu óc suy nghĩ, lý luận này, bạn sẽ có được một tiêu chuẩn chân chính để phán đoán, nếu không thì sự hiểu biết của bạn sẽ không đủ sâu sắc. Cứ tu tập thế đi, rồi những gì phải đến sẽ đến.

Đạo đức Kinh - Lão Tử




Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo.

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự tới, bình thản vô tâm mà khéo mưu tính mọi việc. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.

Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.

Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.

Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mỹ thì không chân thật. Người thiện thì không cần phải biện giải [vì hành vi tốt rồi], người nào phải biện giải cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết.

Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng đơ. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng.

Cho nên cứng mạnh là cùng loài với chết, mềm yếu là cùng loài với sống. Vì vậy binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.

Mạnh mẽ về dám làm [tức quả cảm, cương cường] thì chết, mạnh mẽ về không dám làm [tức thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái đó [quả cảm, cương cường]?

Người nào hứa một cách dễ dàng quá thì khó tin được, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. Cái có từ cái không mà ra. Không có nghĩa là không có gì cả nhưng phải có cái gì thì mới có cái không có.

Trong tự nhiên, ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.

Cái gì an định thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình.

Cây lớn một ôm, khởi sinh từ một cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân.

Người ta làm việc , thường gần tới lúc thành công thì lại thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.

Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách vô vi, giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn. Người đắc đạo làm việc mà không tư lợi.

Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu từ, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung.

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].

Khoảng giữa trời đất như cái ống hơi; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.

Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng được cương cường.

Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước. Người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Đó là cái đức của sự không tranh, đó là cái khéo của sự dùng người, đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo Trời.

Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi, ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà ko cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.

Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.

Vì vậy thánh nhân [người đắc đạo] đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư?

Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.

Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất. Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ dại dột (the foolish) luôn cố gắng tỏ ra là mình tốt.

Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gì gợi ham muốn, để lòng dân không loạn.

Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương cốt thì mạnh.

Khiến cho dân không biết, không muốn mà bọn mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách vô vi thì mọi việc đều yên ổn.

Không học thì không phải lo. Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, vô vi càng tăng.

Ta có ba vật báu mà ta ôm giữ cẩn thận, một là lòng nhân ái, hai là tính tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ.

Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc. Trời muốn cứu ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy lòng nhân ái mà giúp người đó.

Người sáng suốt nghe đạo thì gắng sức mà thi hành, người bình thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tăm tối nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa?

Nước là vật cực mềm mà lại thắng được vật cực cứng là đá [nước chảy đá mòn]. Nước là vật cực kì mềm mại, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Tự nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được. Đạo cũng ví như nước vậy.

Yếu thắng được mạnh, mềm thắng được cứng, ai cũng biết như vậy nhưng không ai thực hành được.

Vật gì bén nhọn thì dễ gẫy. Ráng giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén nhọn thì lại không bén lâu.

Nghèo hèn chính là gốc của giàu sang. Vàng ngọc đầy nhà [kim ngọc mãn đường], sao mà giữ nổi ? Nên biết khi nào là đủ [tri túc]. Giàu mà kiêu căng, khoe khoang là tự rước họa vào thân.

Ba mươi nan hoa cùng qui vào 1 cái bánh, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Vậy ta tưởng cái "có" [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái "không" mới làm cho cái "có" hữu ích.

Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Tại sao vinh, nhục thì lại sinh ra rối loạn ? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng rối loạn [mừng rỡ mà!]; mất thì lòng rối loạn [rầu rĩ mà!]; cho nên mới bảo là vinh, nhục sinh ra rối loạn. Vậy phải làm sao ? Chúng ta sỡ dĩ sợ vạ lớn là vì chúng ta có cái thân. Nếu chúng ta quên cái thân mình đi, thì còn sợ gì lòng sinh ra rối loạn nữa? Cho nên kẻ nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.

Người nào giữ được đạo thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.

Ai có thể đang đục mà lắng xuống để từ từ trong ra ? Ai có thể đang hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên ? Người nào giữ được đạo ấy thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được.

Kẻ đứng 1 chân thì không thể đứng được lâu, kẻ dang chân ra thì không thể đi được, kẻ tự biểu hiện mình thì không bao giờ chói lọi, kẻ tự kể công thì không có công, kẻ tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai, kẻ vẽ rắn thêm chân thì không trường cửu. Thái độ đó được ví như đồ ăn thừa, những ung nhọt ai ai cũng ghét. Thiên bất dung gian.

Ai cũng cho cái đẹp là đẹp do đó mà phát sinh ra quan niệm cái xấu; ai cũng cho cái thiện là thiện do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Tại sao con người thích cái đẹp mà lại không thích cái xấu ? Là vì "có" và "không" sinh ra lẫn nhau, "dễ" và "khó" tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại ...

Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Kẻ biết thế nào là đủ là người giàu; kẻ gắng sức là người có chí. Kẻ nào ko rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ. Người hiểu đạo làm việc tuân theo quy luật tự nhiên, chỉ làm những việc cần thiết cho bản thân.

Hồn nhiên, vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý, muốn đạt như vậy không phải là dễ. Đứa trẻ mới sinh độc trùng ko chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu ko vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng ko khản, như vậy là khí cực hòa.

Dứt thánh hiền, bỏ mưu trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt trí khôn bỏ lợi lộc, không có trộm giặc.

Ba cái đó( mưu trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì là cái văn vẻ bề ngoài không đủ để trị dân nên phải bỏ; khiến cho dân quy về điều này: ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự đơn giản, giảm tư tâm bớt dục vọng mới là tích cực.

Dạ (giọng kính trọng) khác với ơi (giọng xem thường) bao nhiêu? Thiện với ác khác nhau như thế nào? Cái mọi người sợ ta không thể không không sợ. Vũ trụ rộng lớn thay, không thể nào hiểu hết được.

Mọi người hớn hở như dự bữa tiệc lớn, như mùa xuân dạo chơi; bậc đắc đạo điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết gì, thản nhiên mà đi như không có nơi để về. Mọi người có thừa, riêng bậc đắc đạo như thiếu thốn, trong lòng thì trống rỗng! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng bậc đắc đạo luôn bảo thủ. Người hiểu đạo khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo).

Vạn vật tuần hoàn, âm cực dương sinh, lúc sinh lúc tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở lại cái bản thể của nó( trở về với đạo). Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được bản chất vạn vật ? Đó là do đạo.

Người xưa nói: “Khiêm tốn là gốc của cao quý”. Người khôn ngoan giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Chỉ vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.
Người xưa bảo: "Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn", đâu phải hư ngôn! Nên chân thành giữ vẹn cái đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.
Ít nói thì hợp với đạo. Cho nên gió lốc không thể thổi suốt buổi sáng, mưa rào không suốt ngày. Ai làm nên những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống hồ là con người? Người hiểu đạo biết rằng không ai có thể đoán trước những gì tương lai nắm giữ.

Vũ khí là vật gây lo sợ, ai cũng ghét cho nên người hiểu đạo không dùng binh khí. Chỉ dùng đến nó khi bất đắc dĩ, khi bảo vệ hòa bình, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Chiến thắng mà vui mừng tức là thích giết người. Thích giết người thì không trị được thiên hạ. Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy. Sau cuộc chinh chiến tất có mất mùa.

Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi.

-------

Lão Tử tức là một nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, là người sáng lập trường phái Đạo gia( đạo Lão). Ông tên thật là Lý Nhĩ, tên thường gọi là lão Đam, người làng Khúc Nhân, hương Lệ, nước Sở. Ông làm chức quan giữ sách nhà Chu, học rộng biết nhiều, sau về quê ở ẩn. Tương truyền, trước khi về ở ẩn đến cửa quan Hàm Cốc, viên quan coi cửa là Doãn Hỉ bảo:"Ông sắp đi ở ẩn, rán vì tôi mà viết sách để lại". Thế là Lão Tử viết một cuốn sách chỉ gồm khoảng năm ngàn chữ bàn về "Đạo" và "Đức"( tức Đạo Đức Kinh). Viết xong rồi bỏ đi, về sau không ai còn nghe đến, không biết sống chết ra sao.

Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh.
·         Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh.
·         Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức". Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh.

Tương truyền, Khổng Tử qua Chu thăm Lão Tử. Lão Tử cởi trâu ra tận đầu làng đón Khổng Tử. Hai người đàm đạo với nhau trong ba ngày về Đạo. Đến khi chia tay, Lão Tử bảo với Khổng Tử rằng:

"Những người ông nói đó, thịt xương đều nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ mà thôi. Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng vàng bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, tạm coi mình là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: Người buôn giỏi thì giấu kĩ vật quý, xem ngoài như không có gì; người đức cao thì tướng mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi"

Khổng Tử về đến nhà suốt ba ngày không ra khỏi cửa, bảo với môn sinh rằng:

"Loài chim, ta biết nó bay được; loài cá ta biết nó bơi được; loài thú ta biết nó chạy được. Chạy thì ta dùng lưới để bẫy, bơi thì dùng câu để bắt, bay thì dùng tên để bắn. Còn loài rồng cưỡi gió cưỡi mây mà bay lên trời thì ta không sao biết được. Nay ta gặp ông Lão Tử; ông là con rồng chăng ?"

Triết học Lão tử nêu bật cái lý tưởng cao thượng nhất về hòa bình, khoan dung, giản dị và tri túc. Giáo huấn của ông gồm bốn điểm: trí tuệ nên như ngu độn, đời sống nên ẩn dật, xử thế nên nhu nhược và tánh tình nên giản phác.

Đến đời Tần-Hán, các đạo sĩ thuộc phái Đạo gia thờ Lão Tử nhưng không còn quan tâm nghiên cứu triết học Lão-Trang mà chỉ toàn lo bàn chuyện tu tiên, luyện thuốc trường sinh bất tử. Phái Đạo gia suy dần, tuy nhiên những tư tưởng của Lão Tử thì đã trở nên bất tử với thời gian. Theo các nhà nghiên cứu, tư tưởng của Lão Tử không chỉ là một triết học nhân sinh mà còn là vũ trụ quan tiên báo khoa học hiện đại.

( Sưu tầm)






















Hồng Lâu Mộng | Vỡ tan giấc mộng lâu hồng Bài viết của SanSan

“Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!”

Đã đọc Hồng Lâu Mộng, đã xem Hồng Lâu Mộng và cũng đã khóc vì Hồng Lâu Mộng
Đã tương tư vì Hồng Lâu Mộng và cũng đã day dứt vì Hồng Lâu Mộng.

Hồng lâu mộng ..một giấc mộng dài và đẹp. Nó là tập hợp của muôn vàn những giấc mơ của con người trong xã hội phong kiến đầy mâu thuẫn, rối ren và mục nát. Cho dù họ là ai, là người nông dân chân đất quanh năm bán mặt cho đất ban lưng cho trời chỉ mong kiếm đủ nhà ba bồ thóc, là những thiếu gia tiểu thư con nhà quyền quý trong nhung trong lụa, là ả đào chót vương tình kíêm khách, là kẻ hầu người hạ trong xã hội, hay là vương phi quyền quý trên tận đỉnh cao…Trong Hồng Lâu Mộng, mọi người đều mơ đến một cái gì đó, rất thành thực mà cũng rất cao sang..nó tượng trưng cho những khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu, rất người, rất bản năng ,nhưng để rồi cuối cùng, tận cùng của giấc mộng lâu hồng, và cũng là tận cùng của bi kịch, chợt ngỡ ngàng nhận ra rằng họ đang xây lâu đài ước mơ trên cát, để rồi chỉ cần một đợt sóng nhẹ nhàng vỗ bờ, cũng đủ sức cuốn trôi đi tất cả.

Già Lưu,bà già nhà quê mơ thằng cháu tên Bản mau lớn được đi làm mướn ở nhà họ Giả, Tích Xuân, cô tiểu thư bướng bỉnh cho mơ về cõi Phật mà coi người đời là dơ bẩn, Bảo Thoa - nàng mơ về tình yêu của Bảo Ngọc và cái chức mợ hai quyền quý, Hương Lăng- nàng mơ về ngày đoàn tụ với gia đình mà phải chết trong tủi hờn… Tương Vân - nàng mơ gì mà cuối cùng kiếp người bạc hạnh.. Tình Văn -nàng mơ gì mà cười trong tiếng xé quạt để rồi chết đi trong bạc bẽo đơn côi…Thám Xuân, nàng mơ gì để rồi cuối cùng bơ vơ nơi đất khách …Giả Bảo Ngọcvà Lâm Đại Ngọc..họ mơ gì trong giấc mộng lâu hồng đó để rồi âm dương cách biệt mãi mãi ôm nỗi hận thác xuống tuyền đài chưa tan?

Giấc mơ của họ cũng giản dị lắm,là ước mơ được đến bên nhau và được nói lời yêu, theo cách của riêng họ, theo lời nói của trái tim họ chứ không phải theo bất cứ lề lối nào khác của xã hội phong kiến khắt khe, độc đoán. Hai trái tim, hai tâm hồn ấy là tiêu biểu cho những thanh cao và bứt phá ra khỏi khuôn khổ của thời thế lúc bấy giờ. Họ,tuy chưa một lần thực sự được đến với nhau, nhưng, tình duyên của họ là tự nhiên, là định sẵn, là do số mệnh an bài và do cái tôi trong mỗi con người họ tạo nên.

Bảo Ngọc, cậu ấm ngậm ngọc sinh ra trong một gia đình vương giả bậc nhất kinh thành và theo một lẽ tự nhiên trở thành báu vật sống của trên trên dưới dưới của gia tộc họ Giả. Giả Bảo Ngọc- cái tên đó làm người người ngưỡng mộ..có khi người ta cất công đi cả trăm dặm đường chỉ để muốn được chiêm ngưỡng dung nhan của câu hai Bảo vốn từ nhỏ được trướng rủ màn che sống cùng nhi nữ. Sống cùng đám quần thoa , ngửi phấn thơm,ăn sáp đỏ,trong cậu hình thành nên một tư tưởng " phi phong kiến " : trọng nữ khinh nam. “Xương thịt con gái là nước kết thành. Tôi trông thấy con gái thì người tôi nhẹ nhàng, khoan khoái, thấy con trai thì như bị phải hơi dơ bấn”. Khi mà sách thánh hiền răn dạy đấng nam nhi tỏ mặt anh tài theo chốn quan trường giúp dân vì nước, thì Bảo Ngọc lại tâm niệm “quan văn chết vì lời can gián, quan võ chết vì đánh giặc" . Có cái gì đó bất cần và vô cùng phá cách trong lối hành động và suy nghĩ làm người của Bảo Ngọc...anh ta luôn muốn vươn lên để khẳng định một cái tôi rất riêng và mạnh mẽ của mình, muốn vượt qua những định chế khắc nghiệt,sáo rỗng và mô thức của xã hội đương thời. Nhưng bức tường phong kiến cao vời vời đã không ngần ngại chặn đứng những suy nghĩ mang tính chất đột phá đó. Làm ông vua nhỏ trong chăn ấm đệm êm, Bảo Ngọc trở nên cô độc với những suy nghĩ của chính mình. Và độc hành trên con đường đó, Bảo Ngọcgặp Đại Ngọc.

Lâm Đại Ngọc - cô gái xứ Tô Châu vì gia cảnh bất hạnh mà đến nương nhờ nhà bà ngoại. Xinh đẹp và thoát tục, tài hoa và phong nhã, đa sầu đa cảm với tâm hồn và thể chất mong manh yếu đuối. Nàng nghĩ nhiều, khóc nhiều và giày vò bản thân mình nhiều.Cũng bởi nàng xinh dẹp hơn người ta, nét đẹp u sầu đa đoan ( Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau; đôi con mắt chứa chan tình tứ, dáng như vui mà lại không vui. Má hơi lúm, có vẻ âu sầu; Người hơi mệt trông càng tha thướt. Lệ rớm rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn, hoa rọi mặt hồ; dáng đi đứng, liễu nghiêng trước gió)
làm anh chàng Bảo Ngọc lần đầu gặp mặt đã điêu đứng tâm hồn đem cả miếng ngọc bản mệnh vứt đi vì : " ta có mà em không có". Cũng bởi nàng thông minh hơn người ta, và cũng cả nghĩ hơn người ta,bởi vậy trọn một kiếp người nàng mang danh bạc mệnh phấn hồng. Nhưng chung quy cũng tại nàng khổ hơn người ta, mang danh tiểu thư thật đấy, nhưng dù sao cũng là ăn nhờ ở đậu, là kiếp người tha hương không cha không mẹ, là cánh bèo dập dềnh trong biển nước, là chiếc lá xoay vẫn trong phong ba.Cô đơn và hiu quạnh trước sự phồn hoa đô hội, nàng là đoá phù dung mong manh trước gió, nàng là hạt sương mai vỡ oà khi nắng lên. Thương cảm cho số phạn của mình, nàng thương hoa, khóc hoa và chôn hoa.

" Chôn hoa ai bảo ngẩn ngơ
bao giờ ta chết ai là người chôn..."

Câu tự tình hay lắm và câu hỏi càng hay hơn. Khi nàng chết, ai là người bên nàng tiễn biệt? Khi nàng nhắm mắt xuối tay, ai là người vì nàng mà giỏ giọt nước mắt chân tình?

Bảo Ngọc và Đại Ngọc đến với nhau vì họ là hai tâm hồn đơn côi không nơi bấu víu. Cái ý nghĩ kì quặc của Bảo Ngọc lại tìm thấy sự ủng hộ và đồng tình nơi Đại Ngọc, và, Đại Ngọc, nàng tìm thấy sự đồng cảm nâng niu nơi Bảo Ngọc. Tuy rằng có những lúc Bảo Ngọc " gần cô chị ( Bảo Thoa) và quên khuấy cô em , nhưng đến cùng, anh chỉ yêu một mình Đại Ngọc mà thôi. Chưa bao giờ ngại ngần bày tỏ, tình ý của Bảo Ngọc với Đại Ngọc là thứ tình cảm trong sáng ngát hương xua đi cái bít bùng đầy âm mưu toan tính của bầy lang sói.
" Nếu tôi được cùng tiểu thư đa tình sum vầy phượng loan "
" Tôi là người nhiều sầu nhiều bệnh, nàng là trang nghiêng nước nghiêng thành'

Không chỉ một lần Bảo Ngọc mượn lời Dương Thuỵ tỏ tình với Thôi Oanh Oanh ( Tây Sương Kí) để nói tấm lòng mình, nhưng....Giá như cuộc sống đừngcó những chữ nhưng như vậy. Đại Ngọc là người nhiều tự ái, nàng tủi số kiếp " nữ nhân ngoại tộc " của mình mà năm lần bảy lượt từ chối,cũng không ít lần má hồng giận dữ thẳng tay day mặt mà nói rằng : " Anh là đồ chết yểu". Nói lời không rồi lại ngồi ủ rũ tương tư nơi Tiêu Tương Quán. Ngồi ngóng sang Di Hồng Viện mà trong lòng nàng lại trách bản thân. Nàng là Tiêu Tương Phi Tử, là người con gái không thuộc về bất cứ nơi đâu, bởi vậy nàng mãi mãi cũng không thuộc về Bảo Ngọc, càng không thuộc về chốn ô trọc như hai phủ Ninh Vinh.

Họ yêu nhau thật đấy, bên nhau thật đấy nhưng chưa bao giờ thực sự là của nhau, chưa nếm mùi mật ngọt đã phải trải qua vị đắng tình yêu. Họ muốn cùng nhau vượt qua hàng rào phong kiến nhưng hàng rào đó cao quá và cũng lắm chông gai . Tình duyên của họ không nằmtrong tay họ, mà trong tay trùng trùng lớp lớp những cạm bẫy và toan tính khác. Bảo Ngọc khùng khùng điên điên, Đại Ngọc thân thể bạc nhược, nhưng, những tưởng được là của nhau làm họ trở nên mạnh mẽ hơn, ý muốn ham sống bùng dậy. Sức mạnh của tình yêu không đợi thời gian và không gian, ở bất cứ đâu nó cũng có thể làm cho con người ta mạnh mẽ và can đảm hơn
Nhưng giây phút tưởng chừng hạnh phúc nhất lại là giây phút bi kịch ai oán nhất. Kế trộm long tráo phụng của Phượng Thư hoán cô em thành cô chị, để rồi khi Bảo Ngọc lật khăn che mặt của cô dâu trông thấy một Bảo Thoa tươi tắn đầy đà thì người ngọc đã đi xa mãi mãi. Uất giận, tủi hờn, Đại Ngọc ra đi trong tiếng kèn trống tưng bừng của ngày lễ thành thân Bảo Ngọc - Bảo Thoa. Cay đắng, xót xa, nàng không còn nước mắt để khóc. Nàng đốt khăn, đốt thơ, đốt cả mối tình sầu, đốt cả giấc mộng được làm uyên ương liền cánh. Hồng Lâu Mộng - Vỡ tan giấc mộng lâu hồng!!!!


Rồi, mai này ai sẽ nhớ nàng? " Cò giò bóng hạc bên ghềnh, hồn hoa chôn chặt dưới vành trăng trong" - Nàng là thân cò mình hạc xương mai trong gió, gió cuốn nàng đi rồi nhưng tình yêu của nàng, nỗi hận của nàng vẫn lẩn quất đâu đó ở quán Tiêu Tương. Hồn nàng là hồn hoa, đoá hoa phù dung bé nhỏ yếu đuối nhanh nở nhanh tàn, lặng lẽ im lìm dưới hồn trăng bóng nước...Nàng-- Lâm Đại Ngọc - người con gái được tạo ra bằng nước mắt, nay, lại tan đi và trở về đúng nguồn cội. Ở đâu đó trong không gian, có thể hương hồn nàng mãi mãi oán hận người đời, mãi mãi trách giận Bảo Ngọc, nhưng có lẽ tấm tình mà nàng đối với Bảo Ngọc sẽ là mối tình thác xuống tuyền đài chưa tan, ngàn năm đôi mắt nhoà lệ đó vẫn hướng về Bảo Ngọc, trong hờn dỗi và yêu thương, trong nụ cười và nước mắt...trong giấc mộng điệp vô tận của thời gian....
----------------------------------

Bộ phim kết thúc rồi, nhưng dư âm của nó thì còn đó...Tiếng nhạc ai oán, lầu son gác tía với ngục tù dơ bẩn, những xác người kéo lê trên tuyết trắng, hòn đá chênh vênh như sẵn sàng rơi xuống...tất cả chực vỡ oà như giấc mộng lâu hồng. Tự do luyến ái, tự do làm người - xã hội phong kiến không cho phép, trong cả đời thực cũng như trong cả giấc mơ. --- mãi mãi chỉ là mộng đẹp mà thôi.